Sự tư lự và lo âu khi thay đổi nghề nghiệp: Làm thế nào để đối phó với nó?

Bởi đội ngũ chuyên gia tâm lý từ ThoughtFull | 7/4/2023 | Thời lượng đọc: 6 phút
Businesswoman_managing_online_banking_with_mobile_app.jpg

Mất việc không phải lúc nào cũng là một sự thay đổi tích cực. Trong khi một số người mong muốn tìm kiếm một sự nghiệp mới ở tổ chức mới, thì có một số khác lại đau khổ khi bản thân phải ra đi. Đó là sự kết hợp từ nhiều những thay đổi trong tổ chức dẫn đến sự tương tác của một hiện tượng hoặc một sự kiện trong cuộc sống và những phản ứng của con người trước sự thay đổi. Trong nhiều năm, tôi đã quan sát thấy nhiều nhân viên bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong doanh nghiệp, đã trải qua tư lự và lo âu, đồng thời họ (thường là) thể hiện rằng mình không biết hoặc không nhận ra. Đảm nhận vai trò nhân sự, điều quan trọng là phải nhìn thấu điều này để hỗ trợ cho những quyết định từ ban lãnh đạo. Nhưng chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về tư lự và lo âu là gì? Và hai điều này khác nhau như thế nào? Những cách quản lý hiệu quả hai phản ứng con người này tại nơi làm việc là gì? Nếu sự kiện này từng xảy ra với chúng ta (hoặc đã xảy ra rồi!), thì mục tiêu của bài viết này là cung cấp cho chúng ta một hướng dẫn về cách hiểu, xác nhận và/hoặc điều hướng hai cảm xúc này của nhân viên trong bối cảnh thay nghề hoán nghiệp.

 Theo định nghĩa từ nhà tâm lý học người Mỹ Susan Nolen-Hoeksema, nghiên cứu gia về các chiến lược điều tiết tâm trạng, cho biết ‘Tư lự’ hoặc hậu quả của sự Tư lự là một phản ứng trước sự đau khổ khi một cá nhân ôm lấy suy nghĩ liên tục về nguyên nhân gây ra sự đau khổ của họ, trong khi không thể giải quyết hoặc loại bỏ nguyên nhân đó. Trong quá trình ‘Tư lự’, cá nhận liên tục lặp lại việc xem xét tình huống bằng cách tập trung vào những khía cạnh tiêu cực của tình huống, chẳng hạn như nguyên nhân, ý nghĩa và hậu quả từ nguồn gốc của sự đau khổ. Đặc biệt, điều này thường được nhận thấy khi một nhân viên trải qua một giai đoạn gọi là “chuyển đổi nghề nghiệp”. Đó là khoảng thời gian từ khi rời khỏi công việc trước đó cho đến khi bước vào một trải nghiệm mới, dù là quyết định làm việc toàn thời gian hay kinh doanh hay cả hai. “Hành trình” của sự chuyển đổi này được coi là quan trọng và đáng sợ nhất do nhiều điều đã xảy ra trong quá khứ. Những người bị kẹt ở không gian này sâu sắc nhớ lại những sự kiện và mối quan hệ như một cách để đối phó với thực tế hiện tại.

Đã nhiều lần, khi nói chuyện với những nhân viên đã được thông báo về việc chấm dứt hợp đồng, những chia sẻ từ họ là những phản ánh phong phú về mối quan hệ công việc với đồng nghiệp trong quá khứ, kỹ năng họ đã học được, thành tích đạt được và một số trải nghiệm cả tốt lẫn xấu trong công ty. Nghiên cứu cho thấy rằng sự tư lự liên tục về một sự kiện xã hội nhất định sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của một người do họ liên tục lặp lại tái cấu trúc bộ nhớ cho sự kiện đó để nó có thể phù hợp với hình ảnh tiêu cực của bản thân và cách lý giải các tình huống xã hội của họ (Kandris và nnk., 2007; Brozovich và Heimberg, 2011). Điều này có nghĩa là khi con người càng suy nghĩ nhiều về một điều gì đó, họ càng có khả năng nhớ lại những sự kiện hoặc tình huống này một cách tiêu cực dù ban đầu không có ý định như vậy. Do đó, Tư lự đơn giản là một người chìm đắm trong quá khứ và điều này kéo dài trong một thời gian dài nhưng chưa thực sự vượt qua được.

 Ngoài ra, chúng ta thường đối mặt với những lo âu về những sự kiện trong tương lai. “Lo âu” thường được định nghĩa trong thuật ngữ tâm lý học là một cảm giác không thoải mái về một ‘nỗi sợ và quan ngại’ khi có (hoặc không có) sự căng thẳng tâm lý. Lo âu có thể tạo ra những cảm giác sợ hãi, lo lắng, bất an và kinh hoàng về một tình huống chưa xảy ra. Theo Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, lo âu không giống như sợ hãi, nhưng chúng thường được dùng thay thế cho nhau. Lo âu được coi là một phản ứng cho tương lai, kéo dài và tập trung rộng rãi vào một mối đe dọa mơ hồ, trong khi sợ hãi là một phản ứng có lý do, trong hiện tại và ngắn hạn đối với một mối đe dọa rõ ràng và cụ thể. Trong thời gian chấm dứt việc làm, nhân viên thường suy nghĩ hoặc cân nhắc về sự nghiệp tương lai hoặc những bước đi vào lúc này. Nhân viên có xu hướng bối rối khi nghĩ về điều gì sẽ là bước kế tiếp tốt nhất cho sự nghiệp của họ. Thông thường, điều này đi kèm với vô số vấn đề tương lai liên quan đến tài chính, điều kiện sống, vấn đề sức khỏe và các mục tiêu chưa đạt được và/hoặc kế hoạch du lịch tương lai.

Đối với những nhân viên trở nên cực kỳ lo âu, mất phương hướng và bồn chồn, như thể đang cố để hiểu được mọi thứ (bị tư lự) và cố gắng để vượt qua sự lạc lõng (bị lo âu) là những người chưa có sự chuẩn bị tốt trước những thay đổi về vai trò công việc mà họ từng kì vọng. Bất chấp cả hai điều kiện này, tư lự (cho những sự kiện quá khứ) và lo âu (cho những sự kiện tương lai) đóng một vai trò quan trọng có thể kích hoạt những cơ chế tâm lý nguy hiểm dẫn đến trầm cảm.

 Có những thăng trầm về mặt cảm xúc trong quá trình thay đổi nghề nghiệp. Dù những nhân viên này có thể có “linh cảm” về một đợt sa thải sắp xảy ra, hoặc đã có nhận biết ở một mức độ nào đó, hoặc hoàn toàn không biết gì; tuy nhiên, hầu như ở mọi trường hợp, nhân viên đã trải qua Tư lự và lo âu ở một hình thức nào đó. Để hiểu rõ hơn về ý tưởng đối phó những hành vi khó khăn này của tư lự và lo âu, dưới đây là những trường hợp phổ biến nhất cho đội ngũ quản lý nhân sự để trong việc tư vấn hoặc huấn luyện để giúp nhân viên cải thiện tâm trạng:

Hành vi Tư lự và Lo âu

Chiến lược Tiếp cận

1. Hiệu ứng “Không phản ứng

Nhân viên dường như không bị ảnh hưởng bởi việc mất thu nhập ổn định và khái niệm phải nộp đơn xin việc lại cho những công việc sắp tới, bất chấp những sự bấp bênh mà một nhân viên sẽ sớm đối mặt. Nhân viên dường như không bị ảnh hưởng bởi việc bị sa thải và không quá quan tâm những thông tin này.

Hỏi nhân viên về các lựa chọn nghề nghiệp của họ, và nếu những lựa chọn này chưa rõ ràng, hãy để nhân viên tiếp thu và xử lý những thông tin và cảm xúc về tình hình hiện tại. Xác định các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng tập trung vào bức tranh nghề nghiệp tích cực nhất tương tự như mong đợi của họ, đồng thời gợi ý những cơ hội việc làm thích hợp sẽ giúp ít cho nhân viên.

2.   Giận dữ phủ nhận

Nhân viên ở trong trạng thái không tin vào sự thật như thể thông báo chấm dứt hợp đồng lao động không phải là thật. Họ vẫn sống với suy nghĩ rằng họ quá “bận rộn” để chú ý đến những công việc thông thường và cố gắng “kết thúc mọi việc”, ngoại trừ việc liên tiếp lảng tránh các nhân viên nhân sự hoặc chuyên viên định hướng nghề nghiệp càng nhiều càng tốt. Họ hoàn toàn phủ nhận tình hình và vô thức né tránh các hướng dẫn. Họ cuối cùng vẫn có thể nhìn thấy mặt “tốt” của vấn đề, nhưng ban đầu sẽ không chấp nhận sự thật về việc chia tay công ty.

 

Cách truyền tải thông tin đến những nhân viên trong nhóm này là bằng cách kéo họ trở lại với thực tại. Thúc đẩy họ bằng những câu hỏi giúp kích thích sự nhận thức của họ về vấn đề thôi việc. Cho phép họ tự do chia sẻ và đưa ra những vấn đề vì sao họ cảm thấy như vậy, và đồng thời, hướng dẫn họ trong việc thay đổi nghề nghiệp. Một cách trong huấn luyện là sử dụng những “điểm quyết định”, bao gồm việc gia đình sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự thất nghiệp. Sự nhận thức này sẽ thúc đẩy nhân viên tập trung sự ưu tiên của họ vào việc tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Sự ưu tiên trong suy nghĩ của họ lúc này sẽ là lựa lời để nói với những người thân, là lý do quyết định để kéo họ trở về thực tế.

3.   Bác bỏ

Nếu nhân viên giữ im lặng, không phản ứng, hạn chế trả lời các câu hỏi, không nói rõ cảm xúc, và có vẻ như họ đang suy nghĩ nội tâm, nhưng thường chỉ nhìn chằm chằm hoặc mơ màng. Gần như mọi lúc, họ xuất hiện với vẻ lãng tránh và xa cách.

 

Luôn hỏi trước khi trình bày ý kiến hoặc đưa ra lời khuyên nhằm chắc chắn rằng người nhân viên đó có sự hứng thú và tập trung. Cho họ không gian và thời gian để suy ngẫm. Giải thích cho họ các cơ hội việc làm mới phù hợp với họ. Sự hỗ trợ từ một người họ tin tưởng hoặc có ảnh hưởng đến họ sẽ là một cách giúp người nhân viên đó cởi mở.

4. Ngờ vực và uể oải

Những nhân viên này thường có nhiều kỳ vọng cho sự nghiệp của mình, nhưng lại bị “sốc” khi bất ngờ được thông báo thôi việc. Mặc dù điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng công ty, nhưng nhân viên thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhậ quyết định thay đổi của ban lãnh đạo và liên tục phát triển những cảm xúc sâu sắc chống lại ban lãnh đạo. Điều này bao gồm cả việc trút giận lên một đồng nghiệp hoặc tồi tệ hơn, là người sếp trực tiếp..

 

Chăm chú lắng nghe và cho phép nhân viên bộc bạch những vấn đề chưa rõ. Khen ngợi và đánh giá cao họ vì đã trung thực hoặc đơn giản là đã mở lòng để gặp các chuyên gia hoặc cố vấn nghề nghiệp, sau đó giúp họ chuẩn bị tốt hơn và tự tin hơn với các lựa chọn nghề nghiệp mới. Nhấn mạnh việc lấy lại sự tự tin và kết quả tích cực để nhìn thấy rõ hơn và chịu trách nhiệm hơn trong quá trình ra quyết định.

5. Tức giận và thù hằn

Nhân viên trong trạng thái này rất nóng nảy, lớn tiếng, cố gắng chống lại quyết định của ban lãnh đạo với quyền hợp pháp của mình, họ cảm thấy quyết định được đưa ra là không công bằng và không phù hợp. Họ cảm thấy bị phản bội và thất vọng, với tâm trạng chung là công ty không đánh giá cao những đóng góp của họ trong quá trình làm việc.

 

Cho phép nhân viên thổ lộ và bày tỏ tất cả những tâm sự trong tâm trí họ. Giữ họ trong thực tế là những thay đổi là hiển nhiên khi một doanh nghiệp vận hành. Chỉ ra những yếu tố gây căng thẳng, hướng dẫn họ cách chấp nhận và đối mặt với chúng hiệu quả. Đặt những câu hỏi giúp họ nhận ra giá trị của việc bước tiếp. Chẳng hạn, suy nghĩ lại về những kĩ năng mà họ đã có được trong những năm vừa rồi, và làm sao những kĩ năng này sẽ trở nên hữu ích và giá trị trong hành trình sắp tới.

Sự thật đằng sau những thay đổi nghề nghiệp này là không có một cách giải quyết chung nào có thể giải quyết tốt cho tất cả những hành vi có thể xảy ra. Thực tế là không thể đoán trước được những phản ứng có thể xảy ra ở từng thời điểm nghỉ việc. Ngay cả những nhân sự từ chức với thiện chí cũng có những khoảnh khắc lo âu trước khi nghỉ. Như đã đề cập trước đó, nhân viên bị ảnh hưởng bởi những đợt cắt giảm thường trải qua hai khái niệm tư lự và lo âu. Những điều này thường không thể tránh, do đó sự chia tay hiếm khi được đón nhận tốt. Tuy nhiên, quản lý có khả năng thích ứng cao và coi trọng nhân viên trong những thời kỳ biến động nhân sự là một chiến lược rất có giá trị để đảm bảo sự liên tục của doanh nghiệp và sự cân bằng về sức khỏe tinh thần của nhân viên.

FWD cùng ThoughtFull sẵn sàng đồng hành với bạn!

Muốn tìm một chuyên gia sẵn sàng giúp bạn trong hành trình sức khỏe tinh thần trọn vẹn? Tận hưởng gói thử nghiệm 1 tháng* trên ứng dụng ThoughtFullChat (cung cấp bởi FWD) bao gồm

  • Bộ công cụ tự phục vụ trực tuyến (vd, công cụ theo dõi tâm trạng, ghi chú, đánh giá sức khỏe và hơn thế nữa)
  • Gói học tập được chứng nhận khoa học
  • Gói huấn luyện bằng văn bảng không giới hạn với chứng nhận chuyên gia sức khỏe tinh thần trong một tháng

*Trải nghiệm gói thử nghiệm 1 tháng thử nghiệm trên ThoughtFullChat tại đây.

Share