8 biểu hiện cho thấy bạn đang cần sự hỗ trợ từ chuyên gia

Bởi đội ngũ chuyên gia tâm lý từ ThoughtFull | 14/4/2022 | Thời lượng đọc: 4 phút
Friends_helping_each_other_in_the_mountain.jpg

Để tôi đoán thử xem, bạn đã nghĩ đến việc gặp bác sĩ tâm lý, nhưng một lần nữa bạn lại phớt lờ suy nghĩ này. Bạn có lẽ nghĩ rằng vấn đề sẽ tự biến mất. Hoặc là quá phiền phức để đặt lịch hẹn. Chưa kể đến chiếc ví trống rỗng của bạn.

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta có thể khiến việc ưu tiên sức khỏe tinh thần trở thành một thách thức. Dù sao thì những trở ngại cảm xúc cũng là một phần của cuộc sống và chúng ta thường sẽ phục hồi sau một thời gian. Nhưng còn những lúc chúng ta không phục hồi được? Chúng ta nên chờ đợi bao lâu cho đến khi chúng ta cần sự giúp đỡ nho nhỏ? Và làm thế nào để chúng ta xác định được chính xác những lúc đó là khi nào?

Khi nào chúng ta nên gặp bác sĩ tâm lý?

Woman_in_discussion_with_client_in_office_.jpg

Liệu pháp tâm lý không chỉ dành riêng cho những người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần. Thay vào đó, nó sẽ hữu ích hơn nhiều nếu bạn đang trải qua những thay đổi cuộc sống mới hoặc đang gặp căng thẳng. Những thay đổi về cảm xúc, hành vi và suy nghĩ của chúng ta ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, hiệu suất và mối quan hệ của chúng ta. Do đó, việc quan tâm đến chúng và tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi mọi việc trở nên tồi tệ là rất quan trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia:

1) Khó khăn để kiểm soát cảm xúc

Đôi khi, việc cảm thấy buồn, lo lắng hoặc tức giận là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, hãy để ý đến tần suất hoặc mức độ bạn cảm thấy những cảm xúc này. Một nhà tâm lý học có thể giúp bạn nhận ra những yếu tố gây ra cảm xúc mãnh liệt và xác định cách bạn thường phản ứng với những yếu tố đó.

 Ví dụ, cơn thịnh nộ thường là một phần của triệu chứng trầm cảm ở nam giới (1). Tuy nhiên, vấn đề trầm cảm của họ thường bị bỏ qua vì tính khí nóng nảy của họ bị nhầm lẫn là một đặc điểm của nam giới. Cơn thịnh nộ không kiểm soát cũng có thể phản ánh sự điều tiết kém của ai đó về sự căng thẳng hoặc lo lắng.

2) Năng suất bị gián đoạn

Sức khỏe tinh thần kém có thể ảnh hưởng đến sự tập trung, sự chú ý, năng lượng và trí nhớ. Tất cả những điều này làm giảm sự viên mãn và động lực cho công việc hoặc học tập (2). Theo dõi hiệu suất của chính chúng ta rất hữu ích vì sự sụt giảm về sức khỏe thường ảnh hưởng đến nhiều lỗi lầm và nguy hiểm ở nơi làm việc (3).

 Ví dụ, nếu bạn là một bác sĩ, tài xế hoặc người vận hành các máy móc, hiệu suất kém có thể rất nguy hiểm cho bản thân và người khác. Liệu pháp tâm lý có thể ngăn ngừa những tai nạn này là học cách điều tiết căng thẳng và cảm xúc khó khăn một cách linh hoạt để bạn có thể phát triển an toàn ở nơi làm việc.

3)   Sức khỏe thể chất kém

Tình trạng tâm lý của chúng ta có liên quan mật thiết đến tình trạng thể chất. Đó là lý do tại sao các vấn đề sức khỏe tinh thần thường ảnh hưởng sâu sắc đến giấc ngủ và khẩu phần ăn của chúng ta (4). Vì vậy, nếu bạn nhận thấy rằng bạn ăn hoặc ngủ nhiều hoặc ít hơn bình thường, đó là lúc bạn cần đánh giá tình hình một cách nghiêm túc.

Nhưng trên hết, các vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của chúng ta (5). Điều này gây ra hiệu ứng xói mòn cho các cơ quan khác hỗ trợ cho hệ thống nội tiết, miễn dịch và tim mạch của chúng ta. Nghiên cứu cũng đã xác nhận rằng sức khỏe tinh thần kém dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, đau cơ và cảm lạnh (6). Vì vậy, nếu bạn bị đau bệnh không rõ nguyên nhân trong một thời gian dài, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của một chuyên gia sức khỏe có chuyên môn.

4) Mối quan hệ “lỏng lẻo”

Chúng ta có xu hướng cô lập bản thân khỏi người khác khi chúng ta buồn bã. Những lo lắng liên quan đến các tình huống xã hội cũng có thể xuất phát từ các vấn đề về gắn kết, nỗi sợ đối mặt hay ranh giới mờ nhạt giữa các mối quan hệ. Tất cả những điều này có thể gây ra những tổn thương lớn cho các mối quan hệ hiện có và các mối quan hệ mới của chúng ta 

Liệu pháp tâm lý có thể hướng dẫn bạn điều hướng các tình huống xã hội mà bạn cảm thấy không thoải mái. Ví dụ, các bác sĩ tâm lý bắt đầu bằng việc khám phá những vấn đề gây trở ngại cho các mối quan hệ của bạn. Sau đó, họ mắc xích các kỹ năng và công cụ để giúp bạn thiết lập ranh giới và phong cách giao tiếp lành mạnh.

5) Chấn thương, mất mát và kí ức đau thương

Những người từng bị lạm dụng, có tiền sử bệnh mãn tính hoặc chấn thương, hoặc mất mát lớn sẽ cải thiện rất tốt từ liệu pháp để xử lý nỗi đau đến từ những sự kiện này. Các sự kiện gây chấn thương có thể lớn hoặc nhỏ. Dù là chia tay, ly dị hay sự qua đời của người thân, vượt qua những tình huống này quả là một quá trình đau khổ.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ những chuyên gia cho phép bạn khám phá những trải nghiệm khó khăn trong một không gian an toàn và đồng cảm. Bác sĩ tâm lý cũng có thể giúp bạn định hình lại các sự kiện gây chấn thương và giúp bạn thoát khỏi sự kiểm soát từ các sự kiện bạn từng có trong quá khứ.

6) Thiếu động lực và niềm vui

Cảm giác không hứng thú và trống rỗng còn được biết đến với tên gọi anhedonia, biểu hiện thường gặp là trầm cảm và cảm giác đau thương. Ngoài ra còn bao gồm sự xa lánh, lãnh đạm và thậm chí ước muốn mình chưa từng tồn tại.

Nếu bạn đang cảm thấy mất hứng thú với những hoạt động bạn từng yêu thích, trị liệu tâm lý có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân dẫn dến sự trống trải đó và tái kết nối với những vui thú khi xưa.

7) Chìm đắm vào các chất gây nghiện hoặc hành vi không lành mạnh

Một số người tìm đến các chất gây nghiện hoặc hành vi làm tê liệt, kích thích hoặc làm xao lãng để đối phó với căng thẳng tinh thần. Điều này bao gồm chìm đắm trong bia rượu, ma túy và thậm chí cả thức ăn. Chơi video games hoặc xem Netflix liên tục cũng có thể trở nên không lành mạnh nếu bạn sử dụng chúng để tránh giải quyết vấn đề.

Những phương pháp đối phó này có thể tạm thời làm giảm những cảm xúc khó chịu như lo lắng, cáu kỉnh và suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ làm tăng cường những cảm giác này trong dài hạn, dẫn đến sự phụ thuộc và bị lệ thuộc chất gây nghiện. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân của bạn đang gặp khó khăn với điều này, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia càng sớm càng tốt.

8) Cảm thấy bế tắc hoặc không tiến bộ

Từ nỗ lực giảm cân, quản lý tiền bạc, đến mục tiêu nghề nghiệp, những trở ngại trong việc theo đuổi những mục tiêu này là không thể tránh khỏi. May mắn là một bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn vượt qua những rào cản tinh thần khi bạn hướng đến vạch đích trong cuộc sống. Ngay cả các vận động viên Olympic cũng cần sự giúp đỡ của chuyên gia để chuẩn bị tinh thần cho một trận đấu lớn. Và nhiều doanh nhân thành công cũng có người cố vấn để chuẩn bị giúp họ vượt qua những rào cản kinh doanh khó khăn.

Các nhà tâm lý học có thể giúp bạn xây dựng tinh thần một cách rõ ràng hơn, tập trung tốt hơn và có định hướng tốt hơn để hoàn thành công việc. Họ cũng giải quyết các vấn đề liên quan đến động lực, chủ nghĩa hoàn hảo và hội chứng kẻ mạo danh. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia có thể giúp bạn cải thiện rất nhiều và ngăn bạn cảm thấy bế tắc.

Kết luận

Vì vậy, nếu bạn vẫn đang do dự liệu có nên đi gặp một bác sĩ tâm lý hay không, có lẽ đó là một dấu hiệu rằng bạn nên làm như vậy. Bạn có thể tự đối xử tốt với bản thân bằng những lựa chọn vừa túi tiền như các chương trình hỗ trợ nhân viên hoặc trị liệu tâm lý trực tuyến. Cần khắc cốt ghi tâm rằng việc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp không có nghĩa là bạn yếu đuối. Ngược lại, bạn đang dũng cảm để trở thành một phiên bản tốt hơn và khỏe mạnh hơn của chính mình!

FWD cùng ThoughtFull sẵn sàng đồng hành với bạn!

Muốn tìm một chuyên gia sẵn sàng giúp bạn trong hành trình sức khỏe tinh thần trọn vẹn? Tận hưởng gói thử nghiệm 1 tháng* trên ứng dụng ThoughtFullChat (cung cấp bởi FWD) bao gồm

  • Bộ công cụ tự phục vụ trực tuyến (vd, công cụ theo dõi tâm trạng, ghi chú, đánh giá sức khỏe và hơn thế nữa)
  • Gói học tập được chứng nhận khoa học
  • Gói huấn luyện bằng văn bảng không giới hạn với chứng nhận chuyên gia sức khỏe tinh thần trong một tháng

*Trải nghiệm gói thử nghiệm 1 tháng thử nghiệm trên ThoughtFullChat tại đây.

(1) Depression and Anger: Is There a Connection?
(2) Depression, Memory Loss, and Concentration - Major Depression Center - Everyday Health
(3) Mental well-being at the workplace - PMC
(4) Mental and Emotional Impact of Stress
(5) The Nervous System and Mental Health
(6) Life Event, Stress and Illness - PMC

Share