Cân bằng cuộc sống đa nhiệm

Bởi đội ngũ chuyên gia tâm lý từ ThoughtFull | 7/4/2022 | Thời lượng đọc: 4 phút
Couple_enjoy_exercising_and_aerobic_dancing_at_hom.jpg

Mỗi chúng ta đều đóng nhiều vai trò khác nhau trong cuộc sống. Tại nơi làm việc, bạn có thể là một đồng nghiệp, một người quản lý, hoặc thậm chí có thể là giám đốc điều hành. Ngoài công việc, bạn có thể là một bậc cha mẹ, một người chăm sóc, một anh chị em, một người bạn. Và mỗi vai trò đều đi kèm với những trách nhiệm riêng của nó.

Khi mà chúng ta cân bằng giữa tất cả các vai trò, chúng ta cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhanh chóng mất phương hướng khi một vai trò bắt đầu chiếm ưu thế hơn so với các vai trò khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về các vai trò mà chúng ta phải đảm nhiệm trong cuộc sống. Chúng ta cũng sẽ khám phá cách để xoay xở với những trách nhiệm của mình mà không làm cho bản thân kiệt sức.

Tâm lý học về các vai trò xã hội

Mature_people_taking_a_selfie_outdoor.jpg

Các vai trò mà chúng ta đóng góp trong cuộc sống còn được gọi là vai trò xã hội (1). Chúng ám chỉ đến những hành vi, trách nhiệm và kỳ vọng khác nhau mà chúng ta thích nghi trong các tình huống khác nhau. Những hành vi và kỳ vọng này thường được củng cố thêm bởi xã hội và những người xung quanh chúng ta. 

 Ví dụ, cô Thanh bắt đầu buổi sáng của mình với vai trò là một người mẹ, khi đó cô được kỳ vọng sẽ chuẩn bị cho con cái đi học. Sau khi đưa con cái xuống xe, cô đi đến văn phòng và chuyển sang vai trò là một quản lý ngành truyền thông, nơi cô quản lý các chiến dịch một cách chuyên nghiệp. Trong giờ nghỉ giải lao, cô đảm nhận vai trò là một người bạn, lắng nghe chia sẻ của một người bạn đồng nghiệp.

Bạn và tôi có lẽ giống như cô Thanh, chúng ta đảm nhận nhiều vai trò ở nhà và nơi làm việc. Chúng ta chuyển đổi giữa chúng trong suốt cuộc đời và thậm chí mỗi ngày. Hơn nữa, không thể hoàn thành bất kỳ vai trò nào của mình cũng sẽ dẫn đến những hậu quả, chẳng hạn như mất đi một mối quan hệ hoặc mất việc.

Chúng ta cần làm gì để cân bằng nhiều vai trò trong cuộc sống một cách hiệu quả?

Colleagues_having_meeting_in_the_office.jpg

Người lớn thường phải cân bằng giữa việc làm cha mẹ, công việc, việc nhà, quan hệ họ hàng và sở thích. Sự phức tạp này đã được coi là nguyên nhân cho sự căng thẳng, xung đột và quá tải.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta có thể nhận ra những bài học ý nghĩa từ những lần bị "hỗn loạn" trong công việc và gia đình (2). Điều quan trọng không phải phân bổ thời gian hợp lý giữa công việc, nhà cửa và giải trí. Thay vào đó, điều quan trọng là bạn xử lý chúng thế nào, bạn có đủ sự gắn kết, sự chú ý, sự đầu tư về thời gian, năng lượng và các vấn đề tâm lý để đáp ứng các nghĩa vụ của từng vai trò. Sau đây là cách để tham khảo:

1) Xác định các vai trò hiện tại của bạn

Đầu tiên, hãy liệt kê tất cả các vai trò và trách nhiệm mà bạn đang đảm nhận trong cuộc sống của mình. Bạn thậm chí có thể sử dụng các công cụ như “Bánh xe cuộc đời” để vẽ một biểu đồ thể hiện rõ ràng về mức độ năng lượng mà bạn dành cho từng vai trò (3). Để rõ ràng hơn, hãy làm một bài kiểm tra tâm lý về các thói quen hàng ngày của bạn và những người mà bạn quan tâm.

 Bằng cách làm bài tập này, bạn bắt đầu nhận ra cách mà mỗi vai trò kết nối với nhau hoặc một vai trò sẽ chiếm ưu thế hơn các vai trò khác. Những vai trò nào đang chiếm quá nhiều thời gian và năng lượng của bạn? Những khía cạnh nào bạn muốn dành thời gian nuôi dưỡng nhiều hơn? Bạn có thể sử dụng một vai trò để giúp đỡ khía cạnh nào của vai trò khác?

2) Tái thiết lập sự ưu tiên 

Sau khi xác định các vai trò xã hội, bạn đã có được nhận thức cần thiết để đặt mọi thứ vào đúng ngữ cảnh. Bước tiếp theo là quyết định những gì quan trọng với bạn và làm thế nào để điều chỉnh cuộc sống của bạn cho phù hợp.

Những người được phỏng vấn trong một cuộc khảo sát của Tạp chí Harvard Business Review cho biết rằng họ có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn sau khi họ đã sắp xếp lại thời gian của mình theo cách phù hợp với những ưu tiên thực sự của họ (4). Một người tham gia phỏng vấn vẫn coi mình như một vị giáo sư nhưng đã tái xác định vai trò của mình bao gồm nhiều khía cạnh quan trọng hơn, chẳng hạn như vai trò là một người cha.

Đây là một số gợi ý để giúp bạn xác định ưu tiên của mình:

  • Hiện tại, tôi muốn ưu tiên thời gian và năng lượng của mình như thế nào?
  • Tôi sẵn sàng hy sinh điều gì và trong bao lâu?
  • Tại sao tôi cảm thấy rằng việc ưu tiên cuộc sống của mình theo cách này là quan trọng?

Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như Ma trận Hành động Ưu tiên để xác định những nghĩa vụ quan trọng và những nghĩa vụ nào tốt hơn là nên được ủy quyền hoặc loại bỏ (5).

3) Thực hành thay đổi

Tuyệt vời! Bạn đã nhận ra những ưu tiên của mình và đánh giá những lựa chọn có thể giúp bạn cải thiện. Tiếp theo, chúng ta cần hành động để có được sự thay đổi ý nghĩa. Nghiên cứu đã tìm thấy hai loại thay đổi hiệu quả (4):

i. Thay đổi công khai: Bạn làm điều gì đó để thay đổi kỳ vọng của người khác. Ví dụ, bạn ứng tuyển vào một vai trò mới ít tốn thời gian hơn hoặc cho phép một lịch làm việc linh hoạt. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ người cố vấn, đồng nghiệp hoặc gia đình bất cứ khi nào bạn cảm thấy quá sức chịu đựng.

ii. Thay đổi riêng tư: Bạn chỉ âm thầm thay đổi các khuôn khổ công việc và lối sống của mình. Quá trình này không thay đổi kỳ vọng của đồng nghiệp hoặc gia đình của bạn. Điều này có thể có nghĩa là bạn tự đặt ra những ranh giới cho bản thân như chọn không làm việc vào buổi tối và cuối tuần. Bạn cũng có thể từ chối những yêu cầu phát sinh, thường liên quan đến vai trò của mình, chẳng hạn như dự án mới hoặc yêu cầu đi du lịch.

4) Chấp nhận các giai đoạn trong cuộc sống

Sẽ có những lúc trong cuộc sống khi một vai trò của bạn cần vượt trội hơn những vai trò còn lại. Và điều đó hoàn toàn bình thường.

Đừng quá căng thẳng với bản thân để tuân theo một kế hoạch hoặc lịch trình hoàn hảo. Đôi khi bạn cần phải tập trung nhiều hơn vào công việc và đôi lúc gia đình của bạn cần bạn hơn. Ví dụ, cha mẹ già bị ốm cần được chăm sóc, hoặc có thể một dự án lớn ở công ty bắt đầu. Chúng ta ít khi có thể làm gì để thay đổi hoàn cảnh của mình trong những lúc như vậy

Học cách chấp nhận ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống sẽ giúp giảm đáng kể căng thẳng vì bạn không ở trong trạng thái kháng cự. Bạn nhận ra rằng sự cân bằng sẽ đạt được theo thời gian, và cho phép bản thân duy trì sự linh hoạt. Chấp nhận, tái định hướng và đánh giá nhu cầu của bạn từng ngày là chìa khóa để tìm kiếm sự cân bằng.

Kết luận

Tìm kiếm sự cân bằng giữa tất cả các vai trò và trách nhiệm mà chúng ta đảm nhận không phải là giải pháp tức thời. Thay vào đó, nó là một chu kỳ liên tục của sự tự nhận thức và sắp xếp lại thứ tự ưu tiên. Đặc biệt là nếu chúng ta sống trong một nền văn hóa với những yêu cầu nặng nề từ công việc và gia đình. Trên hết, hãy nhớ rằng cân bằng có nghĩa là dành thời gian cho chính mình. Những người bạn yêu quý xứng đáng nhận được sự đối xử tốt từ bạn, và bạn chỉ có thể làm được điều đó khi cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn được chăm sóc.

FWD cùng ThoughtFull sẵn sàng đồng hành với bạn!

Muốn tìm một chuyên gia sẵn sàng giúp bạn trong hành trình sức khỏe tinh thần trọn vẹn? Tận hưởng gói thử nghiệm 1 tháng* trên ứng dụng ThoughtFullChat (cung cấp bởi FWD) bao gồm

  • Bộ công cụ tự phục vụ trực tuyến (vd, công cụ theo dõi tâm trạng, ghi chú, đánh giá sức khỏe và hơn thế nữa)
  • Gói học tập được chứng nhận khoa học
  • Gói huấn luyện bằng văn bảng không giới hạn với chứng nhận chuyên gia sức khỏe tinh thần trong một tháng

*Trải nghiệm gói thử nghiệm 1 tháng thử nghiệm trên ThoughtFullChat tại đây.

(1) Social Roles and Social Norms | Simply Psychology
(2) Role balance among White married couples.
(3) The Wheel of Life - Time Management Techniques
(4) Role Distancing and the Persistence of Long Work Hours in Professional Service Firms
(5) The Action Priority Matrix

Share