Hội chứng Kiệt sức (Burnout) là một vấn đề có hệ thống nơi công sở: Bốn điều mà người lao động cần làm

Bởi đội ngũ chuyên gia tâm lý từ ThoughtFull | 3/8/2022 | Thời lượng đọc: 3 phút
Colleagues_having_a_business_meeting_in_the_office.jpg

Hội chứng kiệt sức của nhân viên đã tồn tại từ trước đại dịch. Nhưng khi chứng kiến COVID-19 đã mang đến những yếu tố gây căng thẳng mới cho mọi khía cạnh của cuộc sống, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết chúng ta đã chạm đến giới hạn của mình.

Theo một bài báo năm 2022 của McKinsey về sức khỏe tinh thần và kiệt sức của nhân viên, họ báo cáo tỷ lệ kiệt sức cao hơn ở châu Á (1 trong 3 người trả lời) so với mức trung bình toàn cầu (1 trong 4 người trả lời).

Hội chứng kiệt sức Burnout tác động rộng rãi, bởi có thể thấy đươc sự suy giảm sức khỏe tập thể đến khủng hoảng Đại từ chức. Đó là lý do tại sao các bộ máy tổ chức cần hành động để chống lại sự kiệt sức, và đây nên là một trong những ưu tiên quan trọng nhất vào lúc này.

Những dấu hiệu kiệt sức của nhân viên mà nhà tuyển dụng nên biết

Lady_talking_on_smart_phone_at_desk.jpg

Các nhà nghiên cứu của Stanford với mục đích tìm hiểu xem liệu căng thẳng nơi làm việc ảnh hưởng đến chi phí sức khỏe và mức độ tử vong ở Hoa Kỳ, họ phát hiện ra rằng gần nó dẫn đến 190 tỷ đô la chi phí và 120.000 ca tử vong mỗi năm (2). Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng nhân viên bị kiệt sức có 63% khả năng nghỉ ốm hơn và 23% khả năng đến phòng cấp cứu hơn (3).

Do đó, với tư cách là nhà quản lý và trưởng bộ phận nhân sự, chúng ta cần cảnh giác và tìm cách tiếp cận khi nhân viên bộc lộ những dấu hiệu sau:

  1. thiếu hứng thú tại nơi làm việc
  2. xa lánh đồng nghiệp
  3. hiệu suất giảm sút
  4. triệu chứng thể chất
  5. kiệt sức cảm xúc

Nhìn chung, nếu bạn phát hiện ra sự thay đổi trong cách làm việc của ai đó, chẳng hạn như lặp lại lỗi, liên tục trễ hạn hoặc vắng mặt đột ngột, hãy giúp đỡ ngay lập tức. Cuối cùng, chúng ta nên giải quyết tình trạng kiệt sức trước khi họ trở nên suy sụp.

Bốn cách mà một tổ chức có thể giúp nhân viên chống lại sự Kiệt sức

Friends_meeting_at_coffee_sho.jpg

Sau khi chúng ta đã xác định các dấu hiệu kiệt sức của đội ngũ nhân viên, đã đến lúc chúng ta phải hành động. Thay vì đề xuất những giải pháp tạm thời như các bài tập thở đơn giản, đã đến lúc chúng ta giải quyết vấn đề từ một góc nhìn có hệ thống. Và đây là bốn chiến lược mà nhà tuyển dụng có thể áp dụng để giải quyết sự kiệt sức ở cấp độ tổ chức:

1. Đào tạo nhà quản lý

Các quản lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm nhận của nhân viên ở nơi làm việc. Những người quản lý được trao quyền và có kiến thức không chỉ tạo ra những đội nhóm hiệu suất cao, mà còn tạo ra một văn hóa khỏe mạnh.

Do đó, các quản lý nên được trang bị kỹ năng để phát hiện và quản lý hội chứng kiệt sức ở chính họ và đội nhóm của họ. Những kỹ năng này bao gồm việc thiết lập kỳ vọng hợp lý, thúc đẩy an toàn về tâm lý và tạo điều kiện cho sự hợp tác.

2. Cải thiện văn hóa tổ chức   

Khi chúng ta mong đợi mọi người làm thêm giờ hoặc đặt công việc lên trên gia đình, chúng ta đang dẫn dắt mọi người trên con đường hướng đến sự kiệt sức. Tương tự như vậy, một văn hóa chỉ huy và kiểm soát hoặc quản lý quá mức có nguy cơ khiến mọi người cảm thấy bị xem thường và không được đánh giá cao.

Văn hóa tổ chức quyết định cách nhân viên đối xử với nhau và thực hiện công việc. Do đó, khi chúng ta thực thi một văn hóa tôn vinh giờ làm việc hợp lý, phong cách làm việc linh hoạt, giao tiếp có sự tôn trọng và sự bao quát để nhân viên có nhiều khả năng phát triển bền vững.

3. Làm sáng tỏ các yếu tố gây căng thẳng cụ thể

Nhiều công ty hiện nay đang thực hiện các chiến lược tăng cường sức khỏe cho nhân viên. Nhưng vẫn còn một khoảng cách giữa những gì công ty đang mang lại và những gì nhân viên thực sự cần. Do đó, việc đối thoại 1-1 hoặc khảo sát nhóm giúp xác định các vấn đề cụ thể mà nhân viên đang phải đối mặt.    

Bằng cách kiểm tra các nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng kiệt sức, các công ty có thể phân bổ tài nguyên tốt hơn cho các chiến lược. Điều này sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho mọi người vào thời điểm đó. Dù đó là hỗ trợ tài chính hay sức khỏe, cải thiện hệ thống hay các hoạt động quản lý căng thẳng như yoga. Có một chính sách cởi mở và an toàn cũng có thể giúp các quản lý đánh giá các yếu tố gây căng thẳng một cách riêng biệt cho từng nhân viên.

4. Khuyến khích tính linh hoạt và việc đặt ranh giới

Hiện nay, một trong hai nhóm nhân viên có xu hướng ở lại những công ty có sự linh hoạt và có quyền lợi chăm sóc sức khỏe (1). Do đó, nếu chúng ta muốn giữ chân nhân tài tốt nhất của mình, nhà tuyển dụng cần phải chấp nhận các mô hình làm việc linh hoạt phù hợp với mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của nhân viên.  

Nhưng sự linh hoạt cũng có nghĩa là chúng ta cần có ranh giới rõ ràng hơn. Người làm việc từ xa có nhiều khả năng khiến ranh giới bị mờ nhạt giữa cuộc sống chuyên nghiệp và cá nhân của họ. Đó là lý do tại sao nhà tuyển dụng nên nhắc nhở mọi người ngắt kết nối sau giờ làm việc và dành thời gian nghỉ cho gia đình hoặc giải trí.

Kết luận

Hội chứng kiệt sức Burnout có thể phòng ngừa và giải quyết được. Nhưng các tổ chức và nhà lãnh đạo cần phải hành động NGAY BÂY GIỜ, và từ một góc nhìn mang tính hệ thống. Với sự giáo dục quản lý tốt, văn hóa lành mạnh hơn và dữ liệu tốt hơn, chúng ta có thể giải quyết nhiệm vụ khổng lồ này và đặt ra những kiểu mẫu cho các đội nhóm trên toàn thế giới 💪

FWD cùng ThoughtFull sẵn sàng đồng hành với bạn!

Muốn tìm một chuyên gia sẵn sàng giúp bạn trong hành trình sức khỏe tinh thần trọn vẹn? Tận hưởng gói thử nghiệm 1 tháng* trên ứng dụng ThoughtFullChat (cung cấp bởi FWD) bao gồm

  • Bộ công cụ tự phục vụ trực tuyến (vd, công cụ theo dõi tâm trạng, ghi chú, đánh giá sức khỏe và hơn thế nữa)
  • Gói học tập được chứng nhận khoa học
  • Gói huấn luyện bằng văn bảng không giới hạn với chứng nhận chuyên gia sức khỏe tinh thần trong một tháng

*Trải nghiệm gói thử nghiệm 1 tháng thử nghiệm trên ThoughtFullChat tại đây.


(2) Workplace Stress Responsible For Up To $190B In Annual U.S. Healthcare Costs
(3) Paying With Our Health | APA
(1) 85% of Singaporean workers at risk of extreme burnout | HRD Asia

Share