Sức khỏe - Đời sống

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ

03/05/2024 | Tp. Hồ Chí Minh
Đăng bởi FWD

Chứng mất ngủ

Chứng mất ngủ xảy ra vào ban đêm, khi bạn thấy trằn trọc và đã dùng nhiều cách nhưng không thể chìm vào giấc ngủ. Bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vì đáng lẽ phải đi ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ sau một ngày làm việc. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, đây là một chứng bệnh phổ biển trong xã hội hiện đại, chỉ cần áp dụng một vài giải pháp là bạn có thể khắc phục được chứng mất ngủ này.

Nguyên nhân chứng mất ngủ

Chứng mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân được liệt kê dưới đây:

Căng thẳng và lo âu

Đây là hai yếu tố gây cho bạn khó ngủ. Về mặt sinh lý, chúng khiến cho cơ thể con người sinh ra hormone gây căng thẳng. Từ đây khiến cho mạch tim gia tăng, tạo nên sự tỉnh táo. Ngoài ra, căng thẳng còn gây căng cơ, đặc biệt là ở vùng vai, cổ và hàm, làm tăng mức độ khó ngủ. Điều này khiến cho bạn khó có tư thế thoải mái để ngon giấc. Về mặt tinh thần, sự lo lắng làm cho thần kinh con người căng thẳng, gây sự mất tập trung và bộ não sẽ khó ở trạng thái yên tĩnh để đi vào giấc ngủ.

Giờ giấc đi ngủ không đều

Đó là giờ đi ngủ và thức dậy luôn thay đổi. Điều này ảnh hưởng đến nhịp độ tự nhiên của cơ thể, khiến bạn cảm thấy khó nghỉ ngơi. Ngủ trưa có thể tốt nhưng nếu giấc ngủ trưa kéo dài sẽ làm giấc ngủ tối trở nên khó khăn. Ánh sáng trong nhà, máy tính điện toán, điện thoại cũng khiến bạn tỉnh táo. Ngoài ra, làm việc theo ca thay đổi giờ giấc cũng ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của bạn.

Ảnh hưởng của một số bệnh

Một số bệnh sẽ gây nên chứng mất ngủ như:

  • Hen suyễn: Do thở khò khè, khó thở và ho sẽ làm cho bạn ngủ không được.
  • Dị ứng: Viêm xoang khiến bạn khó thở nên sẽ khó ngủ ngon giấc.
  • Vấn đề về dạ dày, ruột: Trào ngược dạ dày, ăn uống khó tiêu sẽ khiến cho bạn mất ngủ.

Ảnh hưởng công việc / kinh tế

Sức ép của công việc hay nỗi khó khăn kinh tế trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cách khắc phục chứng mất ngủ

Giấc ngủ có mối liên hệ với sức khỏe và tinh thần, ảnh hưởng đến trí nhớ và sự nhận thức. Tập thói quen để có một giấc ngủ ngon luôn luôn được khuyến khích, nhưng việc này khá mất thời gian nên cần kiên nhẫn và sự quyết tâm.

Tập thói quen đi ngủ

Để tạo thói quen đi vào giấc ngủ dễ dàng, trước tiên bạn lập thời gian biểu đi ngủ cụ thể và tuân thủ giờ giấc này một cách nghiêm chỉnh. Trước khi ngủ bạn nên tránh dùng thức uống có chứa chất caffeine và rượu vì đây là những chất kích thích sẽ cản trở giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tập thể dục gần giờ đi ngủ vì nhịp tim tăng lên cũng khiến bạn khó ngủ hơn.

Một người đang thiền

Kỹ thuật thư giãn

Trong cuộc sống đầy những vấn đề mưu sinh, nỗi lo tài chính, sức ép công việc luôn luôn theo bạn len lỏi vào phòng ngủ. Nếu bạn biết cách gạt bỏ đi những căng thẳng đó thì bạn mới có được một giấc ngủ ngon đúng nghĩa. Nhưng nếu bạn thấy việc này khó khăn, bạn hãy thử các các phương pháp thư giãn, tập luyện như thiền, thở sâu, yoga hoặc tập thể dục mỗi ngày.

Không gian phòng ngủ

Ngoài những cách trên, bạn cũng cần chú ý đến không gian phòng ngủ của bạn. Điều này góp phần cho việc đi vào giấc ngủ dễ dàng. Ví dụ, ánh sáng trong phòng đã được giảm đi chưa không gian mát mẻ hay phòng có yên lặng không.

Biện pháp tự nhiên, không cần toa thuốc bác sĩ

Với những cách trên mà chứng mất ngủ không giảm, bạn nên dùng trà hoa cúc có đặc tính an thần nhẹ. Hay thảo dược rễ cây nữ lang hỗ trợ giấc ngủ.

Cuối cùng, nếu vẫn còn mất ngủ, bạn cần đến chuyên gia hay bác sĩ để được tư vấn.

Kế hoạch tài chính cũng là một cách hữu hiệu để bạn luôn an tâm

Nếu bạn đã tìm hiểu được những nguyên nhân của chứng mất ngủ, thì hãy thử những cách khắc phục như bài viết đã đề xuất. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị cho mình một kế hoạch bảo vệ để hoàn toàn yên tâm trước những thử thách khó khăn trong cuộc sống. Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm FWD Bộ 3 bảo vệ, với mức phí chỉ từ 220 ngàn đồng (*), bạn sẽ được hỗ trợ tài chính lên đến 500 triệu đồng trước 3 bệnh hiểm nghèo phổ biến: Ung thư tại bất kỳ giai đoạn nào, Đột quỵ, Nhồi máu cơ tim.

(*) Phí bảo hiểm của sản phẩm sẽ thay đổi theo độ tuổi tương ứng

Bài viết liên quan