Chúng ta thường tập trung vào những mục tiêu đầy kỳ vọng làm mới bản thân để đạt những mong muốn trong cuộc sống bằng cách đặt ra những mục tiêu SMART (cụ thể, đo lường, khả thi, thực tế, có thời gian ràng buộc). Thay vì thế, chúng ta thử xây dựng những thói quen nhỏ, đơn giản, dễ làm, dễ đạt để từ đó đạt những mục tiêu tầm cỡ hơn. Đây là một trong các bí quyết giúp cho con người có những thành công trong công việc hay cuộc sống. Hầu như những người thành đạt đều có thể có thói quen như thế.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa ra kế hoạch năm mới phù hợp (1) với khả năng của bản thân. Kế hoạch đó có thể là những suy nghĩ tích cực, kiểm soát dễ dàng, thời gian thực hiện phù hợp. Bài viết này giúp bạn có cách xây dựng thói quen để đạt được những mục tiêu đặt ra.
Để đạt được điều mà bạn mong muốn về lâu dài, bạn cần phải cụ thể và đo lường việc muốn đạt. Thay vì suy nghĩ đến những mục tiêu choáng ngợp, bạn hãy lên kế hoạch cho một hệ thống gồm những thói quen nhỏ nhưng tích cực. Theo cách này, bạn xoáy vào thói quen và hành động, dần dần định hình, đưa đến kết quả lâu dài.
Sức mạnh của thói quen nhỏ
Tập thói quen chống đẩy 10 lần một ngày trước bữa ăn là một ví dụ. Duy trì việc nhỏ này tạo việc liên kết thói quen với việc ghi nhớ dễ dàng hơn. Từ đây, bạn điều chỉnh dần những thói quen nhỏ để phù hợp với mong muốn của bạn. Ví dụ: muốn có cơ thể rắn chắc, tập thói quen chống đẩy và tăng dần số lần chống đẩy để cơ bắp phát triển.
Mẹo áp dụng thói quen
Bạn nên đặt cụ thể một vài mục tiêu cho bản thân và trong khả năng đạt được. Chia nhỏ thói quen để dễ thực hiện, tạo môi trường để loại bỏ những cám dỗ và tăng thêm các yếu tố tích cực cho thói quen
Việc làm cho thói quen rõ ràng và hấp dẫn sẽ làm bạn thích thú gắn bó và dễ đạt điều mong muốn. Để được như vậy, bạn nên theo các mẹo sau:
Rõ ràng dễ nhớ
Hấp dẫn
Điều quan trọng là từ việc nhỏ xây dựng dần dần thành việc lớn. Với ý tưởng đó, bạn sẽ không choáng ngợp trước sự thay đổi. Khi chọn một thói quen bạn mong muốn thì bạn sẽ thích thú, sẽ thấy nó có ý nghĩa và điều quan trọng là không từ bỏ nó “giữa đường”.
Thói quen đòi hỏi thời gian để hình thành nên cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn của bạn trên con đường chinh phục. Muốn tạo một thói quen là một điều không đơn giản. Nhưng bạn có thể làm được nếu bạn có một chiến lược phù hợp. Dưới đây là một vài gợi ý bạn nên biết:
Thói quen nhỏ bé
Trong tác phẩm “Atomic Habits” (2) của James Clear, tác giả đề cập đến những thói quen nhỏ nhưng tốt, và loại bỏ những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày hay trong công việc. Chỉ cần làm tốt hơn 1% mỗi ngày, kiên định duy trì, sẽ mang lại những thay đổi thực sự nhờ những kết quả tốt của nhiều việc làm nhỏ. Ví dụ: đọc một trang sách mỗi ngày hay chạy bộ hoặc đi bộ chỉ 5 phút mỗi ngày.
Môi trường tạo thói quen là quan trọng
Khi đọc một cuốn sách, cần có một môi trường thích hợp cho việc đọc sách, ánh sáng đầy đủ, không gian thoáng mát, xung quanh yên tĩnh để tập trung việc đọc sáchChúng ta thường nghĩ rằng thói quen là do động lực, tài năng và nỗ lực. Nhưng còn một phần quan trọng ảnh hưởng đến thói quen, đó chính là môi trường
Cụ thể và đơn giản
Lấy ví dụ chạy bộ chỉ 5 phút mỗi ngày vào buổi tập đầu tiên thay vì 30 phút. Việc tập luyện đơn giản, liên tục này sẽ làm bạn cảm thấy không ngán. Dù tiến bộ chậm vẫn tốt hơn là không. Thay vì lên kế hoạch thực hiện mục tiêu tầm cao càng khó khăn, thì hãy nghĩ đến những công việc đang làm, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn. Những ý tưởng, gợi ý sẽ khác với hành động. Chúng rất có ích nhưng không bao giờ mang lại kết quả. Trốn tránh hành động chỉ làm bạn kéo dài sự thất bại mà thôi.
Quy tắc 2 phút
Tác phẩm “Getting Things Done” (3) (Hoàn thành mọi việc) của David Allen đề cập đến việc quản lý thời gian, đưa ra một chiến thuật làm tăng năng suất hiệu quả nhưng lại thường bị bỏ quên. Ví dụ, một công việc mất ít hơn hai phút để làm, có nghĩa là nó phải được làm xong vào thời gian này. Quy tắc này nhằm chống lại sự trì hoãn, và để dồn quá nhiều việc nhỏ nhặt lại
Chính nhờ quy tắc này đã giúp cho chúng ta hoàn thành công việc nhanh chóng thay vì làm mãi không xong. Quy tắc này nghe thì đơn giản nhưng cần phải hiểu lập luận của quy tắc. Công việc trì hoãn hay làm chậm sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn công việc bạn làm xong bởi vì bạn sẽ mất thời gian cho việc lưu trữ và theo dõi nó. Cùng một công việc nhưng khi chúng ta tốn nhiều thời gian làm nó hơn, nghĩa là chúng ta đang làm việc không hiệu quả
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có rất nhiều những công việc nhỏ. Ví dụ như trả lời email, trả lời điện thoại, dọn dẹp bàn làm việc hay tưới cây, lau nhà. Đó là những công việc mà chúng ta có thể làm trong 2 phút hoặc ít hơn. Nếu như chúng ta trì hoãn thì những công việc này sẽ gộp lại thành một danh sách dài. Từ đây sẽ dẫn đến việc bỏ nhiều thời gian và sức lực vì phải suy nghĩ và lo lắng việc chưa làm được.
Tạo ra những thói quen (4) sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong việc đạt mục tiêu lớn là điều bạn cần tập luyện trong cuộc sống hàng ngày.
Một năm mới lại đến, nỗ lực làm tốt bản thân là điều nên làm. Để thực hiện điều đó, bạn nên thực hiện những thói quen nhỏ, dễ dàng, đơn giản nhưng mang lại tính hiệu quả cao. Ngoài ra, hãy quan tâm việc bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân bằng kế hoạch bảo hiểm. Sản phẩm FWD Bộ 3 bảo vệ nhằm giúp bạn trên lộ trình thực hiện những kế hoạch cho cuộc sống và sự nghiệp, giúp bạn an tâm khi được bảo hiểm trước 3 bệnh hiểm nghèo phổ biến: Ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Nguồn Tham Khảo:
(1) https://tuoitre.vn/can-thuc-te-khi-dat-muc-tieu-nam-moi-de-khong-phai-lung-lo-20231229113530278.htm
(4) https://vnexpress.net/24-thoi-quen-giup-ban-khoe-manh-trong-nam-moi-4697552.html