Theo Bộ Y Tế, đột quỵ gây ảnh hưởng hơn 200.000 người Việt mỗi năm, nguyên nhân xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não của chúng ta bị giảm hoặc mất hoàn toàn do mạch máu não bị tắc hoặc bị vỡ(1). Các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy thuộc phần nào của não bị ảnh hưởng.
Nguy cơ đột quỵ tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là ở nam giới hoặc những người có tiền sử gia đình có người bị đột quỵ. Mặc dù những yếu tố này không nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người, nhưng có những yếu tố về lối sống mà bạn có thể kiểm soát để phòng chống đột quỵ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM) liệt kê các yếu tố sau có thể gây ra đột quỵ(2):
Tăng huyết áp là khi huyết áp ≥ 140/90mmHg. Mỗi người có thể tự kiểm tra huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp tự động. Tuy nhiên, một tỷ lệ khá cao là mọi người không có ý thức quan tâm đến vấn đề này. Hậu quả là nhiều người để huyết áp tăng cao một thời gian dài không điều trị, đến khi gây biến chứng (ví dụ đột quỵ não) thì hậu quả rất nặng nề.
Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ não từ 2-6,5 lần, tăng tỷ lệ tử vong lên 2 lần. Triệu chứng biểu hiện bệnh đái tháo đường giai đoạn sớm thường rất mờ nhạt hoặc hầu như không có. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, gầy sút cân nhanh. Mỗi người cần định kỳ khám xét nghiệm kiểm tra đường máu. Bệnh nhân đái tháo đường có thể tự xét nghiệm đường máu tại nhà bằng các loại máy xét nghiệm đường máu.
Béo phì là nguyên nhân chính góp phần làm tăng huyết áp, rối loạn lipid và tăng glucose máu. Tất cả các yếu tố này kết hợp lại sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Trong các thể béo phì, thể béo bụng có liên quan với hội chứng chuyển hóa chặt chẽ hơn cả.
Khi hàm lượng lipid trong máu quá cao là điều kiện thuận lợi để lipid "ngấm" vào và lắng đọng ở thành mạch máu. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành mảng vữa xơ động mạch. Mảng vữa xơ hình thành trong lòng động mạch sẽ làm chít hẹp dần lòng mạch có thể gây tắc mạch. Nhiều trường hợp mảng vữa xơ bong ra, trôi theo dòng máu, đến gây tắc ở vị trí mạch máu khác.
Khi đã nhận biết được các rủi ro thì bạn cải thiện lối sống của mình để bảo vệ sức khỏe. Bất kỳ ai cũng có thể gặp rủi ro, nhưng mọi người đều có quyền lựa chọn thực hiện các cách để bảo vệ sức khỏe của mình và giảm nguy cơ đột quỵ. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa đột quỵ và bảo vệ bản thân trong những trường hợp khi nguy cơ đó xảy ra.
Đột quỵ có thể gây ra khó khăn tài chính đáng kể do không thể làm việc trong thời gian dài và ngay cả khi đã hồi phục thì sức khỏe cũng giảm sút dẫn đến hiệu quả công việc bị ảnh hưởng. Gói bảo hiểm phù hợp có thể cho bạn sự an tâm về tài chính khi những nguy cơ về sức khỏe xảy đến bất ngờ.
Bảo hiểm FWD Bộ 3 bảo vệ chi trả quyền lợi bảo hiểm cho Ung thư, Đột quỵ và Nhồi máu cơ tim. Nhận bảo hiểm trị giá đến 500 triệu đồng với phí bảo hiểm chỉ từ vài trăm ngàn đồng/năm
Tìm hiểu thêm về cách bạn có thể được bảo vệ tài chính với FWD Bộ 3 bảo vệ và xem gói bảo hiểm tại đây.
Nguồn tham khảo:
(1) Bộ Y Tế - Chuyên trang thông tin về bênh đột quỵ (2021), Phân Loại Đột Quỵ, truy cập ngày 25/04/2023, từ https://dotquy.kcb.vn/hieu-dung-ve-dot-quy/phan-loai-dot-quy.html
(2) Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (2016), Đột quỵ não: Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não, truy cập ngày 10/04/2023, từ https://bvnguyentriphuong.com.vn/noi-tim-mach/dot-quy-nao-nguyen-nhan-va-yeu-to-nguy-co-gay-dot-quy-nao