Bệnh tiểu đường thai kỳ là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là tại Việt Nam, nơi tỷ lệ mắc bệnh này đang tăng lên mỗi năm. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ năm 2021 tại Việt Nam tăng lên 21,8%, cao hơn khoảng 5 lần so với giai đoạn 2001 - 2004, tức là cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người mắc bệnh. Căn bệnh này tiềm tàng nhiều rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28.
Đái tháo đường thai kỳ có nhiều nguyên nhân. Khi ăn, cơ thể chuyển đổi carbohydrate thành glucose để cung cấp năng lượng và insulin giúp các tế bào hấp thụ glucose từ máu. Insulin là một loại hormone được tiết ra bởi tuyến tụy và có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu để đảm bảo rằng các tế bào của con người nhận được năng lượng cần thiết. Trong thai kỳ, các hormone hỗ trợ sự phát triển của em bé có thể làm cơ thể khó sử dụng insulin. Điều này khiến tuyến tụy phải sản xuất nhiều insulin hơn, nhưng nếu không đủ, lượng glucose trong máu sẽ tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường. Nguy cơ mắc bệnh tăng nếu bạn thừa cân, có người thân mắc tiểu đường, từng mang thai lần trước, hoặc trên 35 tuổi.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ hiếm khi gây ra các triệu chứng rõ rệt. Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ nếu có xuất hiện triệu chứng tiểu đường. Các triệu chứng thường gặp bao gồm tăng đường huyết, thèm ăn và tăng cân. Ngoài ra, còn có những biểu hiện đáng chú ý khác như mệt mỏi, tiểu nhiều, mờ mắt, khát nước liên tục và chướng bụng.
Các yếu tố có thể mang đến nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm lịch sử bệnh tiểu đường trong gia đình, tuổi của mẹ, cân nặng và chế độ ăn uống. Việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm là cực kỳ quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, giảm thiểu nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi.
Để xác định khả năng bị bệnh, bác sĩ sẽ xét nghiệm đường huyết của mẹ . Thông thường, xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 24 đến thứ 28 của thai kỳ. Trước khi làm xét nghiệm, bạn sẽ không được ăn trong 8 giờ. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bạn và sau đó yêu cầu bạn uống một loại chất lỏng có chứa 75 gam đường. Kết quả của xét nghiệm sẽ cho biết liệu bạn có bị đái tháo đường khi mang thai hay không.
Nếu được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, bạn cần phải kiểm soát lượng đường trong máu của mình và duy trì ở mức an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi. Để làm được điều này, bạn cần thực hiện một số thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như: tuân thủ chế độ ăn có lợi cho người bệnh đái tháo đường, tập thể dục nhiều hơn, kiểm tra lượng đường trong máu, v.v
Đồng thời, bạn có thể tham khảo sản phẩm FWD Phụ nữ hiện đại, ưu tiên mang đến cho bạn giải pháp bảo vệ trước các bệnh phụ nữ phổ biến. Với quy trình tham gia đơn giản và dễ dàng, FWD Phụ nữ hiện đại không chỉ giúp phụ nữ an tâm về tài chính, mà còn mang lại sự chăm sóc và hỗ trợ cần thiết cho sức khỏe của bạn và gia đình.