Sức khỏe - Đời sống

Bệnh đột quỵ: nguyên nhân và cách phòng tránh

10/03/2025 | Tp. Hồ Chí Minh
Đăng bởi FWD

Bệnh đột quỵ: Tổng quan về căn bệnh nguy hiểm

Bệnh đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do sự gián đoạn lưu thông máu. Điều này xảy ra khi dòng máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến não bị tắc nghẽn hoặc khi mạch máu trong não bị vỡ, gây ra tổn thương tế bào não và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cơ thể. Đột quỵ thiếu máu cục bộ (do tắc nghẽn) và đột quỵ xuất huyết (do vỡ mạch máu) là hai loại phổ biến nhất.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trung bình cứ 6 người thì 1 người có nguy cơ đột quỵ. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là người từ 55 tuổi trở lên. Mặc dù vậy, những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm đến 10-15%. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh từ sớm.

Nguyên nhân gây đột quỵ: Các yếu tố cần lưu ý

Các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ

Tăng huyết áp: Là nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu. Huyết áp cao làm tổn thương thành mạch máu, dễ dẫn đến xơ vữa và tăng nguy cơ tắc nghẽn.

Tiểu đường và bệnh tim mạch: Các bệnh lý này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và tổn thương mạch máu não.

Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh: Việc tiêu thụ thực phẩm ít chất xơ, nhiều muối, và lối sống ít vận động là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Hút thuốc và rượu bia: Thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia quá mức gây tổn hại nghiêm trọng đến mạch máu, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Yếu tố di truyền và tuổi tác

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
  • Tuổi tác: Nguy cơ đột quỵ tăng cao ở người trên 55 tuổi. Tuy nhiên, do các yếu tố lối sống, ngày nay đột quỵ đang ảnh hưởng nhiều hơn đến nhóm người trẻ tuổi.

Tầm soát đột quỵ: Kiểm tra sức khỏe kịp thời để phòng ngừa

Tầm quan trọng của việc tầm soát đột quỵ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol và tiểu đường, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.

Các xét nghiệm tầm soát

  • Siêu âm động mạch cảnh: Giúp phát hiện mảng bám gây tắc nghẽn.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng cholesterol và đường huyết.
  • Điện tâm đồ (ECG): Phát hiện rối loạn nhịp tim, một yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ.
  • Chụp MRI/CT: Cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc và lưu thông máu trong não.

Cách phòng tránh đột quỵ: Những biện pháp hiệu quả

Kiểm soát huyết áp và cholesterol

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Giảm lượng muối, tăng cường rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu omega-3.

Dùng thuốc theo chỉ định: Nếu bạn mắc bệnh lý liên quan, hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ để kiểm soát huyết áp và cholesterol.

Duy trì lối sống lành mạnh

Tập thể dục đều đặn: Duy trì thói quen vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu.

Nắm rõ các tác nhân gây đột quỵ và cách bảo vệ sức khỏe mỗi ngày

Duy trì cân nặng hợp lý: Hạn ăn chế ăn đồ ngọt, đồ dầu mỡ, giúp hỗ trợ giảm áp lực lên tim và hệ thống mạch máu.

Giờ giấc sinh hoạt điều độ: Đảm bảo ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để cơ thể được phục hồi.

Ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu bia

Bỏ thuốc lá: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn hại mạch máu và dẫn đến nhiều bệnh lý khác như bệnh tim mạch, ung thư,...

Hạn chế rượu bia: Chỉ nên tiêu thụ với mức độ vừa phải để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Đừng để đột quỵ tạo gánh nặng tài chính. Phòng ngừa từ ngay hôm nay!

Phòng tránh đột quỵ là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Hãy tham khảo và thực hiện kết hợp các biện pháp được giới thiệu trong bài viết để tránh xa đột quỵ nhất có thể.

Bệnh đột quỵ có thể đến bất ngờ và có ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến không chỉ sức khỏe bản thân mà còn là sức khỏe tài chính, nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ bản thân cùng sản phẩm FWD Bộ 3 bảo vệ.

Đây là sản phẩm hỗ trợ tài chính giúp bạn yên tâm hơn khi gặp phải các tình huống khẩn cấp liên quan đến bệnh hiểm nghèo như đột quỵ, ung thư hoặc nhồi máu cơ tim.

* Lưu ý: Các thông tin ở bài viết trên được dùng cho mục đích cập nhật thông tin tổng hợp, nâng cao nhận thức chung và không cấu thành những tư vấn chuyên nghiệp. Do đó, trước khi bạn thực hiện bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin kể trên, chúng tôi khuyến khích bạn nên lấy ý kiến từ chuyên gia sức khỏe.

Nguồn tham khảo:

(1) Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh | Vinmec

(2) Số Ca Mắc Đột Quỵ Mỗi Năm

(3) Đột Quỵ Ở Người Trẻ Có Dấu Hiệu Gia Tăng

(4) Những Yếu Tố Nguy Cơ Gây Đột Quỵ

(5) Tác Hại Của Thuốc Lá Tới Sức Khỏe

(6) Đột quỵ ở người trẻ có dấu hiệu gia tăng | Trung Tâm Y Tế Huyện Hóc Môn

Bài viết liên quan