Sức khỏe - Đời sống

5 lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

05/11/2024 | Tp. Hồ Chí Minh
Đăng bởi FWD

Khi người thân chúng ta bước vào tuổi cao niên, cơ thể trải qua nhiều thay đổi dẫn đến sự suy giảm chức năng, tăng nguy cơ mắc bệnh tật và giảm khả năng phục hồi.

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Đại học Y Hà Nội (đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của bộ Y Tế), có khoảng 22% người cao tuổi phải nằm viện trong năm 2023. Số lần điều trị nội trú trung bình là 2,3 lần/năm, chi phí điều trị mỗi năm dành cho cho người cao tuổi cao gấp 8-10 lần người trẻ.

Do đó, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nên cần được thực hiện một cách chu đáo. Bạn đã biết cách chăm sóc sức khỏe cho ông bà, cha mẹ mình một cách tốt nhất chưa?

Hiểu rõ về sức khỏe người cao tuổi

Những vấn đề thường gặp

Những vấn đề sức khỏe người cao tuổi thường phải đối mặt bao gồm:

  • Tim mạch: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch thường gặp do sự lão hóa.
  • Tiêu hóa: Các vấn đề như táo bón, khó tiêu cũng thường xuyên xảy ra.

Nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sức khỏe suy giảm ở người cao tuổi bao gồm:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên.
  • Bệnh lý mãn tính: Như tiểu đường, cao huyết áp.
  • Lối sống: Thiếu vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh.

Ảnh hưởng của tình trạng suy giảm sức khỏe đến chất lượng cuộc sống

Khi tuổi tác tăng lên, các chức năng của cơ thể như khả năng miễn dịch, sức bền và khả năng phục hồi cũng suy giảm. Suy giảm sức khỏe không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động đến tinh thần và chất lượng cuộc sống. Người cao tuổi có thể gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, dẫn đến cảm giác cô đơn và trầm cảm.

5 lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

1. Dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống cân đối là rất quan trọng. Cần lưu ý những điểm sau để xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh cho người cao tuổi:

  • Chế độ ăn giàu chất xơ và vitamin: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống đủ nước: Giúp cơ thể duy trì chức năng tốt.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối: Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường.

2. Tập luyện thể dục

Tập thể dục là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Các bài tập phù hợp bao gồm:

  • Đi bộ: Không đòi hỏi nhiều dụng cụ nên dễ thực hiện và an toàn.
  • Yoga: Giúp cải thiện linh hoạt và giảm stress.
  • Dưỡng sinh: Tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai.

3. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe người cao tuổi, vì vậy nên:

  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ: Giúp cơ thể điều chỉnh nhịp sinh học.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Giảm tiếng ồn, ánh sáng để có giấc ngủ sâu hơn.

4. Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe từ đó có cơ hội điều trị bệnh từ sớm cũng như thay đổi thói quen sống kịp thời. Việc này bao gồm:

  • Xét nghiệm định kỳ: Kiểm tra các chỉ số sức khỏe quan trọng như xét nghiệm đường huyết, mỡ máu hoặc chức năng gan, thận,...
  • Tiêm phòng: Bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm phổ biến như (cúm, phế cầu khuẩn,...) đối với những người có nhiều bệnh nền và hệ miễn dịch yếu.

5. Vệ sinh cá nhân

Tuy đơn giản nhưng vệ sinh cá nhân cũng là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật cho người cao tuổi. Bạn cần chú ý đến:

  • Vệ sinh răng miệng: Giúp ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.
  • Tắm rửa thường xuyên: Giữ cơ thể sạch sẽ và khỏe mạnh.

Tạo môi trường sống lành mạnh cho người cao tuổi

Môi trường sống an toàn

Đảm bảo rằng không gian sống của người cao tuổi an toàn là rất cần thiết. Cần chú ý đến sự ngăn nắp, thông thoáng của không gian sống trong nhà. Bạn có thể cân nhắc loại bỏ các vật dụng dễ gây ngã, nguy hiểm như thảm, dây điện nối dài dưới sàn nhà để giảm thiểu tối đa nguy cơ.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Chăm sóc sức khỏe tinh thần người cao tuổi là vô cùng quan trọng

Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng không kém. Tạo không khí gia đình ấm áp và khuyến khích cha mẹ, ông bà hay người thân cao tuổi của bạn tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp họ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Các thiết bị hỗ trợ như gậy chống, xe lăn, máy trợ thính có thể giúp người cao tuổi di chuyển và sinh hoạt thuận tiện hơn.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi toàn diện

Để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, cần chú ý đến dinh dưỡng, tập luyện, giấc ngủ, khám sức khỏe định kỳ và vệ sinh cá nhân.

Bên cạnh việc làm tốt các lưu ý nêu trên, việc tham gia bảo hiểm cũng là giải pháp hữu ích để phòng ngừa những rủi ro đối với sức khỏe người cao tuổi đồng thời giảm bớt gánh nặng tài chính trong trường hợp điều trị các bệnh hiểm nghèo. FWD Bộ 3 Bảo Vệ mang đến cho bạn và gia đình sự an tâm, bảo vệ trước rủi ro về các bệnh hiểm nghèo phổ biến như Ung thư, Đột quỵ và Nhồi máu cơ tim.

Nguồn tham khảo:

(1) Yoga cải thiện sức khỏe người cao tuổi

(2) Người cao tuổi mắc nhiều bệnh lý với chi phí điều trị cao hơn

(3) Bao lâu nên khám sức khỏe định kỳ?

Chia sẻ
image
image

Hãy để lại thông tin nếu quý khách đang quan tâm đến sản phẩm của FWD và cần được tư vấn nhé!

Bài viết liên quan