Lập kế hoạch tài chính là quá trình thiết lập các mục tiêu và quản lý tài chính của bạn theo cách phù hợp với các mục tiêu đã đề ra. Điều này nên được thực hiện thường xuyên, từ một lần một năm đến vài lần một năm, tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn. Trong quá trình lập kế hoạch tài chính, điều quan trọng là phải xem xét và điều chỉnh kế hoạch của bạn khi cuộc sống và tình hình tài chính của bạn thay đổi. Các sự kiện trong cuộc sống như hôn nhân, có một ngôi nhà mới hoặc một thành viên mới trong gia đình của bạn sẽ là cơ hội để xem xét lại tình hình tài chính của bạn. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn xây dựng một lộ trình cho kế hoạch tài chính hiệu quả.
Trong lộ trình xây dựng kế hoạch tài chính, điều quan trọng đầu tiên là bắt đầu quá trình lập kế hoạch tài chính của bạn càng sớm càng tốt để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu của mình. Bắt đầu lập kế hoạch khi còn trẻ rất quan trọng vì bạn có thể thiết lập các thói quen tài chính tốt và quan trọng là bạn có thời gian để hưởng lợi từ lãi kép nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn như mua nhà và tiết kiệm đủ để nghỉ hưu.
Một trong những cách tốt nhất để tiếp cận kế hoạch tài chính là thông qua Kim Tự Tháp kế hoạch tài chính. Nó bao gồm ba thành phần chính: bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư, và kế hoạch bất động sản.
Mỗi thành phần được tạo ra để giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính mà mình đề ra. Nếu bạn đã gặp trực tiếp tư vấn viên tài chính, kim tự tháp này sẽ trông quen thuộc với bạn vì nó thường được sử dụng làm điểm tham chiếu để nhấn mạnh tầm quan trọng của khía cạnh liên quan đến việc bảo vệ các mục tiêu tài chính của bạn. Khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào, bạn cần xem xét quyết định đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn định của kim tự tháp.
Sự Bảo vệ là nền tảng của bất kỳ kế hoạch tài chính nào và được thiết kế để cung cấp một tấm khiên bảo vệ trong trường hợp có chi phí bất ngờ hoặc mất việc làm. Sự Bảo vệ đề cập đến việc có cho mình một điểm tựa vững chắc thông qua bảo hiểm để có thể chi trả cho bạn khi bạn không may bị tử vong, bệnh hiểm nghèo hay tai nạn. Việc cần bao nhiêu bảo hiểm tùy thuộc vào mức lương của bạn, bạn có người phụ thuộc hay không, số nợ, số tiền bạn muốn cung cấp cho bản thân trong trường hợp bệnh hiểm nghèo và số tiền bạn muốn để lại cho những người thân yêu sau khi qua đời. Các kế hoạch cơ bản nhất để có được là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm tai nạn và một kế hoạch y tế để chi trả cho quá trình chữa trị.
Đối với tâm lý chung của mọi người, khi gặp khó khăn về tài chính, họ thường có xu hướng chấm dứt hợp đồng bảo hiểm để “tiết kiệm” chi phí. Tuy nhiên, đây không phải là một quyết định đúng đắn bởi vì bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ tài chính quan trọng trước các chi phí do tai nạn, bệnh tật và các sự kiện không lường trước khác. Do đó, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm có thể khiến bạn bị tổn hại về tài chính nếu biến cố bất ngờ. Đây là lý do tại sao sự bảo vệ tạo thành nền tảng của kim tự tháp của kế hoạch tài chính. Tầm quan trọng của bảo hiểm được ví như một viên gạch vững chắc trong chính ngôi nhà được kiến tạo từ những công sức và nỗ lực của bạn bỏ ra. Do đó nếu như chẳng may bệnh hiểm nghèo xảy ra, nó sẽ hoạt động như một hình thức bảo vệ có thể giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính của một biến cố sức khỏe lớn. Nếu không có bảo hiểm, tổn thất tài chính của một căn bệnh hiểm nghèo có thể rất nghiêm trọng, gây ra phản ứng dây chuyền về hậu quả tài chính một cách khó có thể phục hồi do đó bảo hiểm cung cấp một tấm chắn để giúp giảm thiểu tác động tài chính của các căn bệnh hiểm nghèo. Điều này sẽ bảo vệ các khoản tiết kiệm và đầu tư ở đỉnh của kim tự tháp kế hoạch tài chính, nơi các mục tiêu hưu trí và tài chính vẫn được đảm bảo bất kể những biến cố sức khỏe không lường trước.
Tóm lại, với một kế hoạch bảo hiểm hiệu qủa và tối ưu, dù cho bệnh hiểm nghèo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng tài sản của bạn vẫn sẽ được bảo vệ.
Khi gặp khó khăn về tài chính, việc đánh giá các thói quen chi tiêu hiện tại của bạn là vô cùng cần thiết để xem liệu có lĩnh vực nào bạn có thể cắt giảm chi tiêu không cần thiết, chẳng hạn như mua sắm, giải trí. Chọn nấu ăn ở nhà thay vì đi ăn ngoài hoặc đặt giao đồ ăn có thể giúp bạn tiết kiệm đáng kể. Đây là những ví dụ mà bạn có thể ghi chú nó vào trong danh sách để cắt giảm chi phí của mình thay vì các gói bảo hiểm.
Tiết kiệm và đầu tư tạo nên mức độ tiếp theo trong kim tự tháp kế hoạch tài chính. Thông thường, bạn sẽ có các mục tiêu tài chính dài hạn như nghỉ hưu hoặc chi phí giáo dục con cái và các mục tiêu tài chính ngắn hạn như đám cưới, mua ô tô hoặc trả trước tiền mua nhà. Vì thế cả tiết kiệm và đầu tư đều có thể phối hợp với nhau để đạt được những mục tiêu mà bạn có. Đối với mức độ thứ 2 này, các quỹ khẩn cấp cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong kế hoạch tài chính.
Số tiền quỹ khẩn cấp bạn cần sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn, nhưng thông thường, bạn nên tiết kiệm ít nhất ba đến sáu tháng đối với các chi phí sinh hoạt trong một tài khoản dễ truy cập. Quỹ khẩn cấp là cần thiết vì nó giúp cho việc trang trải các chi phí bất ngờ hoặc trang trải một khoảng thời gian thất nghiệp, vì vậy quỹ khẩn cấp phải đủ lớn để trang trải các nhu cầu cơ bản của bạn trong thời gian này. Ngoài ra, Quỹ khẩn cấp của bạn cũng phải nằm trong tài khoản tiết kiệm.
Tiết kiệm tiền luôn là một kế hoạch khó khăn khi thực hiện, nhưng trong vài trường hợp, việc tiết kiệm lại không cần thiết. Bước quan trọng nhất để đạt được mục tiêu tiết kiệm là đặt mục tiêu thực tế và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Điều này bắt đầu bằng cách hiểu những gì bạn cần tiết kiệm và lý do bạn đặt ra mục tiêu này. Từ đó, tạo một ngân sách bao gồm các yếu tố như thu nhập, chi phí và tiết kiệm.
Theo Kinhtedothi, tâm lý thường thấy của người Việt chính là việc tiêu trước, tích sau. Tuy nhiên, bạn phải luôn ưu tiên “chi trả” cho bản thân trước, bằng cách để dành số tiền bạn muốn tiết kiệm cho các mục tiêu của mình, sau đó chi tiêu những gì còn lại. Bằng cách này, bạn sẽ không chi tiêu vượt quá ngân sách mà bản thân đã đề ra. Một mẹo cho kế hoạch tiết kiệm chính là việc thiết lập chuyển khoản tự động từ tài khoản nơi bạn nhận lương sang tài khoản tiết kiệm vào ngày lĩnh lương để đảm bảo rằng bạn luôn đạt được mục tiêu của mình. Nhờ đó chỉ với một chút kỷ luật, bạn có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình đấy.
Khi bạn đã giải quyết xong nhu cầu bảo vệ và hướng tới mục tiêu tiết kiệm của mình, bạn có thể bắt đầu xem xét các khoản đầu tư như một phần của bước tiếp theo để bổ sung cho khoản tiết kiệm của mình. Việc đầu tư vô cùng quan trọng vì nó cho phép bạn phát triển tài chính của mình trong thời gian dài. Theo Vnexpress, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETF và các loại chứng khoán khác là những ví dụ về đầu tư nhưng nên nhớ khi được đầu tư đúng cách và có chiến lược, đó có thể là một cách tuyệt vời để tăng giá trị ròng của bạn.
Phải dành bao nhiêu cho các khoản đầu tư phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro và thời gian của bạn. Tuy nhiên nên cân nhắc các yếu tố liên quan như việc cân nhắc loại đầu tư nào, danh mục đầu tư đa dạng như thế nào để lợi tức đầu tư tốt.
Lập kế hoạch tài sản là một quy trình toàn diện về tổ chức và quản lý tài sản trong suốt cuộc đời của một người và kể cả sau khi họ qua đời. Điều này liên quan đến việc thiết lập niềm tin và các chiến lược khác để giảm thiểu thuế, bảo vệ tài sản và đảm bảo an toàn tài chính cho các thành viên trong gia đình của bạn. Theo thuvienphapluat, Thông thường các tài sản của mỗi cá nhân sẽ bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, đầu tư, bất động sản, xe hơi, bảo hiểm và tài sản cá nhân. Vì thế, một số người sẽ thấy việc lập kế hoạch cuối đời như vậy là khá kì lạ và không muốn nghĩ đến, tuy nhiên điều quan trọng là nó có thể giúp tránh những xung đột tiềm ẩn giữa các thành viên trong gia đình về việc nên phân chia tài sản như thế nào cũng như quyết định chăm sóc y tế trong trường hợp mất khả năng. Điều này giúp bạn yên tâm khi biết rằng tài sản của bạn sẽ được chia sẽ theo mong muốn mà bạn đã đề ra.
Ngoài ra, việc quyên góp từ thiện cũng có thể là một phần trong kế hoạch sử dụng tài sản của nhiều người. Đó là một cách để đảm bảo rằng tài sản của bạn sẽ tiếp tục tồn tại một cách ý nghĩa đối với cuộc sống của những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Theo Thuvienphapluat, quyên góp từ thiện có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thiết lập quỹ tín thác hoặc phương tiện quyên góp theo kế hoạch khác, quyên góp phần trăm. Do đó việc xác định trước các phương thức tín thác giúp bạn hình dung rõ được kế hoạch chi trả tài sản của bản thân cho tương lai.
Tóm lại, điều quan trọng là phải lập kế hoạch trước và xây dựng một kim tự tháp tài chính mạnh mẽ để đảm bảo an toàn tài chính tốt cho bản thân.
Hãy bắt đầu hoạch định an toàn tài chính của bạn ngay hôm nay bắt đầu với các gói bảo hiểm đa dạng của FWD như FWD Bộ 3 Bảo Vệ giúp bảo vệ trước các bệnh ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim và sản phẩm FWD Phụ Nữ Hiện Đại giúp bảo vệ sức khỏe, tinh thần và sắc đẹp của phái nữ. Ngay bây giờ hãy xây dựng một kim tự tháp tài chính mạnh mẽ để đảm bảo gia đình bạn được chăm sóc trong trường hợp không mong muốn.
Nguồn Tham Khảo:
(1) Realini, C., & Mehta, K. (2015). Financial Inclusion at the Bottom of the Pyramid, truy cập ngày 07/06/2023
(2) Kinh tế đô thị (2020). Văn hóa tiêu dùng người Việt – Góc nhìn đa chiều, truy cập ngày 07/06/2023
(3) Vnexpress (2022). ETF là gì ? Ưu và nhược điểm của quỹ ETF, truy cập ngày 07/06/2023
(4) Thuvienphapluat (2022). Quyết định 217-QD-NH1- Quy chế thế chấp cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng, truy cập ngày 07/07/2023
(5) Luatvietnam (2021). Cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, truy cập ngày 07/06/2023
(6) Thuvienphapluat (2022). Có phải thành lập quỹ từ thiện bằng tài sản nào cũng được không? Và góp vốn được hưởng chính sách ưu đãi đúng không, truy cập ngày 07/06/2023